Tutorial-5122023

Tìm hiểu Logical Volume Manager(LVM)

Lời mở đầu

Phân chia phân vùng sao cho hợp lý. Cần bao nhiêu GB cho một phân vùng đó là một câu hỏi không thể trả lời được khi ta cài lại hệ điều hành. Vậy làm thế nào để ta có thể tạo mở rộng phân vùng này và thu hẹp phân vùng khác. Thì tôi sẽ giới thiệu cho bạn một phương pháp để có thể làm được việc đó. Đó là Logical Volume Manager (LVM)

I.Tổng quan

1. Khái niệm

Logical Volume Manager (LVM) : LVM là kỹ thuật quản lý việc thay đổi kích thước lưu trữ của ổ cứng. Là một phương pháp ấn định không gian ổ đĩa thành những logicalvolume khiến cho việc thay đổi kích thước của một phân vùng trở nên dễ dàng. Điều này thật dễ dàng khi bạn muốn quản lý công việc của mình tại riêng một phân vùng mà muốn mở rộng nó ra lớn hơn.

Một số khái niệm liên quan:

  • Physical volume: là một đĩa cứng vật lý hoặc là partition
  • Volume group: là một nhóm các physical volume ( ổ đĩa ảo )
  • logical volume: là các phân vùng ảo của ổ đĩa ảo

Một số lệnh cần thiết:

  • Lệnh fdisk : Dùng để quản lý việc phân vùng trong ổ cứng. Là một công cụ hữu dụng tron linux tìm hiểu thêm FDISK
  • Lệnh mount : Dùng để gắn một phân vùng vào thư mục root để có thể sử dụng được nó tìm hiểu thêm về mount
  • Lệnh dd : Dùng Sao lưu và hồi phục toàn bộ dữ liệu ổ cứng hoặc một partition và kiểm tra tốc độ đọc của kiểu lưu trữ dữ liệu trong LVM

    2. Ưu điểm và Nhược điểm của LVM

    Ưu điểm :

  • Không để hệ thống bị gián đoạn hoạt động
  • Không làm hỏng dịch vụ
  • Có thể kế hợp swap
  • Có thể tạo ra các vùng dung lượng lớn nhỏ tuỳ ý.

Nhược điểm:

  • Các bước thiết lập phức tạp và khó khăn hơn
  • Càng gắn nhiều đĩa cứng và thiết lập càng nhiều LVM thì hệ thống khởi động càng lâu.
  • Khả năng mất dữ liệu cao khi một trong số các đĩa cứng bị hỏng.
  • Windows không thể nhận ra vùng dữ liệu của LVM. Nếu Dual-boot ,Windows sẽ không thể truy cập dữ liệu trong LVM.

    3. Những thành phần trong LVM

  • HDD : là một thiết bị lưu trữ máy tính. Nó là loại bộ nhớ không thay đổi và không bị mất dữ liệu khi ta ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng
  • Partition: là các phân vùng của ổ cứng. Mỗi một ổ cứng có 4 partition. Trong đó bao gồm 2 loại là primary partition và extended partition
    • primary partition: còn được gọi là phân vùng chính, có thể khởi động và mỗi ổ cứng chỉ có tối đa 4 phân vùng này
    • extended partition: Hay còn được gọi là phân vùng mở rộng của ổ cứng

Cách thức hoạt động các tầng của LVM:

  • Tầng đầu tiên : hard drives là tầng các disk ban đầu khi chưa chia phân vùng
  • Partitions: Sau đó ta chia các disk ra thành các phân vùng nhỏ hơn
  • Physical volume : từ một partitions ta sẽ tạo ra được một physical
  • group volume : Ta sẽ ghép nhiều physical volume thành một group volume
  • Logical volume : Ta sẽ có thể tạo ra được logical volume

    II.Hướng dẫn sử dụng LVM

    Để có thể nhìn rõ hơn về sự hoạt động của LVM thì dưới đây tôi sẽ làm một ví dụ về LVM để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nó.

Chuẩn bị:

  • Một VM có os centos
  • VM có 3 disk
  • Đã chia phân vùng và mount vào thư mục root

Lưu ý : Nếu phân vùng được mount vào thư mục root rồi thì không thể tạo physical colume.Muốn thao tác được tới các phân vùng trước tiên ta phải umount tất cả các phân vùng hay là logical mà ta muốn tác động đến.

1. Thao tác tạo

Lưu ý : Nếu phân vùng được mount vào thư mục root rồi thì không thể tạo physical colume

Tạo physical volume

  • Ta sử dụng lệnh pvcreate theo cú pháp
    pvcreate /dev/(tên phân vùng)
    

Ta kiểm tra lại bằng lệnh pvs xem ta tạo được thành công physical volume hay chưa

Tạo một Group volume

  • Ta sử dụng lệnh vgcreate theo cú pháp
    vgcreate (ten_group) /dev/(tên phân vùng 1) /dev/(tên phân vùng 2)
    

Ta sử dụng lệnh vgs để kiểm tra xem group volume.

Tạo một Logical volume theo cú pháp

lvcreate -L size_volume -n (ten logical) (tên group volume)

Để kiểm tra logical volume thì ta sử dụng lệnh lvs

Sau khi tạo xong một logical thì sẽ phải định dạng xong một logical để có thể mount nó vào cây thư mục root như trong phần lệnh mount tôi đã hướng dẫn thực hiện mount một phân vùng thì ta mới có thể sử dụng được logical này.

2. Thay đổi dung lượng

Thay đổi dung lượng physical volume ta sử dụng lệnh theo cú pháp

lvextend -L (n) /dev/(tên group)/(tên logical)

Trong đó

  • lvextend : là lệnh tăng dung lượng
  • lvreduce : là lệnh dùng để giảm dung lượng
  • -L : là option của lệnh
  • (n) : là số dùng để tăng giảm dung lượng theo ý muốn của ta

Sau khi ta thay đổi dung lượng như ta muốn thì ta sử dụng lệnh resize2fs để xác nhận thay đổi

resize2fs (tên group volume)(tên logical volume)

ở đây tôi sẽ làm một kịch bảnvề việc thay đổi dung lượng. Đầu tiên tôi sẽ chọn ra logical mà tôi muốn thay đổi sau đó tôi sẽ thay đổi nó rồi kiểm tra lại xem nó thay đổi hay là chưa. sau khi thay đổi về dung lượng thì ta cần phải mount vào để có thể sử dụng nó.

Muốn tăng dung lượng thì ta làm giống như với giảm dung lượng chỉ cần thay đổi lệnh lvreduce thành lệnh lvextend

Thay đổi dung lượng của một group volume

Khi thay đổi dung lượng của một group volume thì ta sẽ thêm hoặc xóa phân vùng thuộc group để có thể thay đổi dung lượng của nó.

Đầu tiên ta kiểm tra xem có phân vùng nào chưa thuộc group thì ta sẽ thêm phân vùng đó vào một group là cách để tăng kích thước cho group đó

Tôi sẽ thêm vdb3 vào group g_volume

Đầu tiên ta kiểm tra dung lượng của group

vgextend /dev/g_volume /dev/vdc2

ta kiểm tra lại dung lượng của group bằng lệnh vgs một lần nữa và thấy sự thay đổi của nó

3.Thao tác xóa

Xóa một logical ta sử dụng lệnh theo cú pháp

lvremove /dev/(ten group)/(ten logical)

Đầu tiên ta kiểm tra xem có những logical nào

Ở đây tôi chọn xóa logical cuối cùng khoanh đỏ

ở dòng cuối cùng đã ghi xóa thành công logical

Xóa một group volume ta thực hiện theo cú pháp

vgremove /dev/(tên group)

Đầu tiên tôi kiểm tra xem có những group volume nào sau đó chọn ra một group. Ở đây tôi chọn xóa g_volume rồi kiểm tra lại xem nó đã bị xóa hay chưa.

Xóa một physical volume ta thưc hiện theo cú pháp

pvremove /dev/(tên physical)

Tổng kết : Qua bài trên chúng ta đã tìm hiểu về cách sử dụng lvm và cách quản lý các phân vùng 1 cách tốt.

Chúc các bạn thành công

Thực hiện bởi cloud365

Written by Nguyễn Anh Đức

Đăng ký liền tay Nhận Ngay Bài Mới

Subscribe ngay

Cám ơn bạn đã đăng ký !

Lỗi đăng ký !

Add Comment

Click here to post a comment

Đăng ký liền tay
Nhận Ngay Bài Mới

Subscribe ngay

Cám ơn bạn đã đăng ký !

Lỗi đăng ký !