Tutorial-5122023

Cấu hình VLAN, TRUNK – Khái niệm và cấu hình cơ bản

Cấu hình VLAN, TRUNK – Khái niệm và cấu hình cơ bản

Read time: 10 phút thôi

Nay được giao cho mấy con Server để cấu hình bao gồm tả phí lù loại để dựng cụm Lab cho anh em thực tập: tay phải 1 em 3750, tay trái 1 em ESXi6.5, lại thêm 1 em Ubuntu, rồi thêm CentOS, rồi lại có thêm Win2k12. Nhiệm vụ là cấu hình VLAN cho mấy em này hòa thuận với nhau dù mỗi em có 3,4 đường kết nối gì đó.

Thực đơn gọi món nhanh cho bạn

1. Khái niệm

2. Cấu hình VLAN trên SW Cisco

3. Cấu hình trên Windows Server để nhận VLAN

4. Cấu hình trên interface Ubuntu Server để nhận VLAN

5. Cấu hình trên interface CentOS để nhận VLAN

6. Cấu hình trên VMesxi đển nhận VLAN

7. Nguồn tham khảo

1. Khái niệm mà có thể ai cũng biết

  • VLAN (Virtual Local Area Networks) được sử dụng để chia 1 mạng vật lý thành nhiều mạng con nhỏ tùy mục đích sử dụng.
  • Tiêu chuẩn mà VLAN sử dụng là IEEE 802.1q
  • Mỗi một VLAN được gán một id cụ thể có giá trị từ 1-4094 trong đó id bằng 1 thường được sử dụng để quản lý vì vậy không nên sử dụng id này cho các VLAN mới của bạn .

2. Cấu hình VLAN,TRUNK trên SW Cisco

Dưới đây sẽ hướng dẫn cơ bản cho các bạn cấu hình VLAN, Trunk trên đơn Switch

2.1 Cấu hình VLAN

Truy cập và kiểm tra VLAN hiện có

Switch>enable
Switch#show vlan 

Tạo VLAN

Switch# configure terminal
Switch(config)# vlan 10 
Switch(config-vlan)# name vlan10
Switch(config)# vlan 20
Switch(config-vlan)# name vlan20
Switch(config-vlan)# exit

Xóa VLAN

switch(config)# no vlan 10 

Kiểm tra VLAN vừa tạo

Switch# show vlan 

Tiến hành xác đinh port mà Server, thiết bị cần access VLAN tiến hành cấu hình VLAN cho port đó

Switch(config)# interface range F0/1-F0/2
Switch(config-if-range)# switchport access vlan 10

Switch(config)# interface F0/3
Switch(config-if)# switchport access vlan 20

2.2 Thế còn với việc chúng ta có 1 đường kết nối mà muốn sử dụng nhiều VLAN trên này thì sao? Trunking thôi chứ sao nữa

Cấu hình trunking trên SW Cisco

Truy cập

Switch>enable

Xác định port muốn cấu hình trunking

Switch# configure terminal
Switch(config)# interface F0/3

Thao tác cấu hình như sau

Switch(config-if)# switchport trunk encapsulation dot1q
Switch(config-if)# switchport mode trunk
Switch(config-if)# exit

2.3 Switch port, VTP, InterVLAN Routing

Ở phần 2.1 và 2.2 chúng ta đã cấu hình được cơ bản về VLANs và Trunk trên đơn Switch. Thực ra đối với môi trường thực tế thì việc cấu hình còn phức tạp hơn vì nó kết nối đến nhiều Sw, router khác nhau nữa.

Việc đồng bộ dữ liệu VLANs được cấu hình giữa các thiết bị là cần thiết nhưng nó không nằm trong phạm vi của bài viết các bạn có thể tham khảo cụ thể tại bài viết sau
Cấu hình Switch port, VLANs, Trunk, VTP, InterVLAN Routing

3. Cấu hình trên Windows Server để nhận VLAN

Đối với interface kết nối đến port trên Switch là access vlan X thì đơn giản chỉ cần đặt IP cho Server thôi, không phải thao tác gì khác.

Đối với interface kết nối đến port trên Switch là mode trunk thì chúng ta phải thực hiện cấu hình như sau

Mở Rundevmgmt.msc để mở Device Manager

Trong Device Manager click chuột phải vào NIC kết nối đến Switch chọn Properties

Click vào Advanced tab kéo xuống chọn VLAN ID set giá trị ID VLAN

Hoàn tất cấu hình

4. Cấu hình trên interface Ubuntu Server để nhận VLAN

Vẫn như phía trên interface kết nối đến port trên Switch là access vlan X thì đơn giản chỉ cần đặt IP cho Server thôi, không phải thao tác gì khác.

Interface kết nối đến port trên Switch là mode trunk thì chúng ta phải thực hiện cấu hình như sau

Cài đặt thêm gói cho Server

sudo apt-get install vlan

Cấu hình enable mode 8021q hỗ trợ VLAN

sudo su -c 'echo "8021q" >> /etc/modules'

Create 1 virtual interface eth1.10 access vlan10 trên interface vật lý eth1

auto eth1
iface eth1 inet manual

auto eth1.10
iface eth1.10 inet static
    address 10.0.0.1
    netmask 255.255.255.0
    vlan-raw-device eth1

Đừng quên restart network của bạn

systemctl restart networking

Kiểm tra Interface cho VLAN mới được tạo sẽ có dạng như sau

eth0.10@eth0: 

5. Cấu hình trên interface CentOS để nhận VLAN

Lại vẫn giống như phía trên 😀 interface kết nối đến port trên Switch là access vlan X thì đơn giản chỉ cần đặt IP cho Server thôi, không phải thao tác gì khác.

Interface kết nối đến port trên Switch là mode trunk thì chúng ta phải thực hiện cấu hình như sau

Cấu hình interface vật lý /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ethX

DEVICE=eth1
TYPE=Ethernet
BOOTPROTO=none
ONBOOT=yes

Để cấu hình interface cho VLAN chúng ta tạo thêm virtual interface /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ethX.<vlan-id>

DEVICE=eth1.192
BOOTPROTO=none
ONBOOT=yes
IPADDR=192.168.1.1
PREFIX=24
NETWORK=192.168.1.0
VLAN=yes

Lưu ý virtual interface khi chúng ta cấu hình VLAN trên CentOS bắt buộc phải là dấu “.” ethX.<vlan-id>

Và cũng đừng quên bước quan trọng

systemctl restart network

Kiểm tra Interface cho VLAN mới được tạo sẽ có dạng như sau

eth0.10@eth0: 

6. Cấu hình trên VMesxi đển nhận VLAN

Nói chung là các port kết nối đến port trên Switch là access vlan X chỉ cần set ip cho interface, còn port đó là mode trunk thì mới phải thao tác cấu hình

Truy cập tab Configuration –> Networking –> Add Networking

Chọn Virtual Machine để add thêm 1 label network cho VLAN mới

Chọn Interface mà chúng ta gắn vào Switch VLAN

Khai báo VLAN_name và VLAN_id

Hoàn tất create 1 virtual interface kết nối vào VLAN

7. Nguồn tham khảo

Cấu hình VLAN cho Ubuntu:
https://wiki.ubuntu.com/vlan

8. Chốt hạ cho bài viết

Bài viết không mang quá nhiều chất xám và không nằm ngoài mục đích note lại tài liệu cho các đồng môn trong môn phái. Tiếp đó là …. dành cho chính bạn khi bạn cần.

Đăng ký liền tay Nhận Ngay Bài Mới

Subscribe ngay

Cám ơn bạn đã đăng ký !

Lỗi đăng ký !

Add Comment

Click here to post a comment

Đăng ký liền tay
Nhận Ngay Bài Mới

Subscribe ngay

Cám ơn bạn đã đăng ký !

Lỗi đăng ký !