Cloud AWS

AWS phần 1 – Cloud Computing

aws-logo

Giới Thiệu Cloud Computing

Vào năm 2006, Amazon Web Services (AWS) bắt đầu cung cấp các dịch vụ CNTT ra thị trường dưới dạng dịch vụ web, ngày nay được gọi là điện toán đám mây. Với điện toán này, chúng ta không cần quan tâm đến các máy chủ và các dịch vụ hạ tầng IT khác, vốn chiếm rất nhiều thời gian trước đây.

Thay vào đó, các dịch vụ này có thể tạo ra hàng trăm hoặc hàng nghìn máy chủ ngay lập tức chỉ trong vòng vài phút, rất nhanh chóng và tiện dụng. Chúng ta chỉ thanh toán cho những gì chúng ta sử dụng, mà không có các chi phí trả trước, đồng thời cũng không cần cam kết dài hạn nào, điều này giúp việc sử dụng Cloud nói chung và AWS nói riêng sẽ tiết kiệm hơn.

Ngày nay, AWS cung cấp nền tảng cơ sở hạ tầng có độ tin cậy cao, nó có thể mở rộng dễ dàng và linh hoạt, chi phí giá thành tương đối thấp, nó cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ cho vô số doanh nghiệp tại 190 quốc gia trên toàn  thế giới.

Cloud Computing là gì?

Cloud computing ( tạm dịch: Điện toán đám mây) là dịch vụ điện toán dựa trên nền tảng internet, nó là tập hợp rất nhiều các máy chủ được kết nối lại với nhau thông qua internetes, nó cho phép lưu trữ dữ liệu ở dạng tập trung và có thể truy cập trực tuyến vào các dịch vụ hoặc tài nguyên.

Sử dụng điện toán đám mây, các tổ chức có thể sử dụng các tài nguyên có sẵn trên Cloud thay vì phải tự mình xây dựng, vận hành và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Điện toán đám mây là một mô hình cung cấp các tính năng sau.

  • Người dùng có thể cung cấp và giải phóng tài nguyên theo yêu cầu.
  • Tài nguyên có thể được tăng hoặc giảm tự động, tùy thuộc vào lượng tải
  • Các tài nguyên có thể truy cập được qua mạng với các cơ chế bảo mật thích hợp.
  • Người dùng thể sử dụng tính năng pay-as-you-go , với tính năng này khách hàng được tính phí dựa trên loại tài nguyên và lượng sử dụng tài nguyên đó. 

Các loại Clouds

Có ba loại cloud : Public, Private, và Hybrid cloud.

Public Cloud

Trong public cloud, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp tài nguyên và dịch vụ cho khách hàng của họ thông qua Internet. Dữ liệu của khách hàng sẽ nằm trên hạ tầng của nhà cung cấp, đồng thời các vấn đề liên quan đến bảo mật sẽ thuộc sở hữu của nhà cung cấp. 

Private Cloud

private cloud cũng cung cấp các tính năng gần như tương tự như public cloud,  nhưng dữ liệu và dịch vụ sẽ được quản lý bởi tổ chức dựng nên Cloud này, đơn giản hơn là tự tổ chức mình dựng nên Cloud mà không cần phải đi thuê. Trong loại Cloud này, các tổ chức sẽ có quyền kiểm soát đối với hạ tầng của mình, nên các vấn đề liên quan đến bảo mật được giảm thiểu.

Hybrid Cloud

hybrid cloud là sự kết hợp của cả private và public cloud. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phân chia các máy chủ ở nhiều môi trường khác nhau, một số sẽ chạy trên Private Cloud, một số sẽ được chạy trên Public Cloud để giúp mang lại sự linh hoạt, cũng như tính sẵn sàng của dịch vụ. 

Các mô hình của dịch vụ đám mây

Có ba loại mô hình dịch vụ trong đám mây – IaaS, PaaS và SaaS.

congdonglinux-iaas-paas-saas-comparison

IaaS

IaaS là viết tắt của Infrastructure as a Service ( tạm dịch: Cung cấp dịch vụ Hạ tầng ).
Nhà cung cấp sẽ đưa cung cấp cho ta các vấn đề liên quan tới hạ tầng như: máy chủ, ổ cứng, network … trên nền tảng như một dịch vụ, thay vì trước kia chúng ta phải tự đi mua các thiết bị phần cứng, thì giờ đây chỉ cần vài click chuột trên Cloud là chúng ta cũng có được các dịch vụ như vậy một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Sau đó chúng ta sẽ tự cài đặt OS ( ubuntu, centos, windows server …. ) cấu hình theo ý mình. Để đơn giản, chúng ta có thể hình dung, IaaS sẽ cung cấp phần xác, sau đó chúng ta sẽ tự dựng phần hồn cho hệ thống.

Ví dụ: Thuê Server, Router, Firewall, Storages … trên Cloud là một hình thức của IaaS.

PaaS

PaaS là viết tắt của Platform as a Service ( tạm dịch: Cung cấp dịch vụ nền tảng ) . Tại đây, thay vì khách hàng phải tự cài đặt và cấu hình cho một dịch vụ nào đó, thì nhà cung cấp sẽ làm giúp luôn. Họ sẽ cài đặt và cấu hình sẵn các OS, người dùng chỉ việc lựa chọn và sử dụng. Sau đó phải tự cài đặt các phần mềm và cấu hình trên các OS này.

Ví dụ: Thuê VPS ( Virtual Physical Server) là một hình thức PaaS.

SaaS

SaaS là viết tắt của Software as a Service ( tạm dịch: Cung cấp dịch vụ Ứng dụng ).
Thêm một bước xa hơn nữa, nếu người dùng không muốn phải cài đặt các Ứng dụng, thì nhà cung cấp cũng có thể làm luôn điều này, có sẽ đưa ra sẵn các Ứng dụng, người dùng chỉ việc vào chọn là sử dụng ngay và luôn. Không cần quan tâm hạ tầng Server, network ( Infrastructure), không quan tâm hệ điều hành ( Platform), chỉ tập trung vào phát triển ứng dụng ( Software) 

Ưu điểm của Điện toán đám mây

Dưới đây là danh sách một sốlợi ích mà Điện toán đám mây mang lại:

  • Tiết kiệm chi phí – Việc xây dựng các máy chủ và công cụ của riêng mình, sẽ tốn nhiều thời gian công sức vì chúng ta phải đặt hàng, trả tiền, cài đặt và cấu hình phần cứng đắt tiền, phải rất lâu mới hoàn thiện và sử dụng được. Tuy nhiên, sử dụng điện toán đám mây, chúng ta chỉ phải trả cho số tiền mà chúng ta sử dụng. Theo cách này, điện toán đám mây sẽ giúp tiết kiệm chi phí.
  • Độ tin cậy – Nền tảng điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ, được quản lý đáng tin cậy và nhất quán hơn nhiều so với cơ sở hạ tầng CNTT nội bộ. Nó đảm bảo dịch vụ hoạt động 24/7 và 365 ngày. Nếu bất kỳ máy chủ nào bị lỗi, thì các ứng dụng và dịch vụ trên máy chủ đó có thể dễ dàng được chuyển sang bất kỳ máy chủ khác. 
  • Dung lượng lưu trữ không giới hạn – Điện toán đám mây cung cấp dung lượng lưu trữ gần như không giới hạn, tức là chúng ta không cần lo lắng về việc hết dung lượng lưu trữ hoặc tăng khả năng cung cấp không gian lưu trữ hiện tại của mình. Chúng ta có thể truy cập nhiều hoặc ít tùy theo nhu cầu.
  • Backup & Recovery – Lưu trữ dữ liệu trên đám mây, sao lưu và khôi phục dữ liệu tương đối dễ dàng hơn so với lưu trữ trên thiết bị vật lý. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng có đủ công nghệ để khôi phục dữ liệu của chúng ta, vì vậy giúp ta thuận tiện trong việc khôi phục dữ liệu bất ở bất cứ lúc nào.
  • Dễ dàng truy cập thông tin – Sau khi bạn đăng ký tài khoản trên Cloud, bạn có thể truy cập tài khoản của mình từ bất kỳ đâu trên thế giới, miễn là ở đó có kết nối internet. Có nhiều phương tiện lưu trữ và bảo mật khác nhau tùy theo loại tài khoản được chọn.

Nhược điểm của Điện toán đám mây

Mặc dù Điện toán đám mây cung cấp một loạt các ưu điểm tuyệt vời, nhưng nó cũng có một số nhược điểm khiến chúng ta thường đặt ra câu hỏi về hiệu quả của nó.

Vấn đề an ninh

Bảo mật là vấn đề chính trong điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thực hiện các tiêu chuẩn bảo mật tốt nhất, tuy nhiên, việc lưu trữ dữ liệu và các tệp tin quan trọng trên các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài luôn tiềm ẩn rủi ro.

Cơ sở hạ tầng của AWS được thiết kế để trở thành mạng lưới đám mây linh hoạt và bảo mật nhất. Nó cung cấp nền tảng có thể mở rộng và có độ tin cậy cao, cho phép khách hàng triển khai các ứng dụng và dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn.

Vấn đề kỹ thuật

Khi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp dịch vụ cho số lượng khách hàng mỗi ngày, đôi khi hệ thống có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng dẫn đến quy trình kinh doanh tạm thời bị ngừng trệ. Ngoài ra, nếu bị mất kết nối internet thì chúng ta sẽ không thể truy cập bất kỳ ứng dụng, máy chủ hoặc dữ liệu nào từ đám mây.

Không dễ để chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây hứa hẹn rằng đám mây của họ sẽ linh hoạt để sử dụng và tích hợp, tuy nhiên việc chuyển đổi các dịch vụ đám mây là không hề dễ dàng. Hầu hết các tổ chức có thể gặp khó khăn trong việc lưu trữ và tích hợp các ứng dụng đám mây hiện tại trên một nền tảng khác. Các vấn đề về khả năng tương tác và hỗ trợ có thể phát sinh chẳng hạn như các ứng dụng được phát triển trên nền tảng Linux có thể không hoạt động bình thường trên Microsoft Development Framework (.Net).

Bài tiếp theo:

AWS phần 2 – cấu trúc cơ bản

 

Đăng ký liền tay Nhận Ngay Bài Mới

Subscribe ngay

Cám ơn bạn đã đăng ký !

Lỗi đăng ký !

Add Comment

Click here to post a comment

Đăng ký liền tay
Nhận Ngay Bài Mới

Subscribe ngay

Cám ơn bạn đã đăng ký !

Lỗi đăng ký !